Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Dịch vụ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy tại Bình Dương

Cơ sở pháp lý: 

– Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013

– Nghị định 136/2020/NĐ-CP

1. Đối tượng phải thực hiện nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP: Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, đối tượng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy là đối tượng phải thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

2. Thẩm quyền kiểm tra kết quả nghiệm thu

Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng.

Như vậy, thẩm quyền kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy thuộc về cơ quan Cảnh sát phòng chát và chữa cháy đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trước đó.

(Về thẩm duyệt xem thêm quy định tại Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

3. Nội dung nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

3. Nội dung kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều này do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;

b) Kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, chủ phương tiện đối với thiết kế đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt trước đó;

c) Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm xác suất hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy và hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới để đối chiếu với kết quả thử nghiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10).

4. Thủ tục đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a) Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

c) Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

d) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

đ) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

e) Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;

g) Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

CÔNG TY TNHH SEN VÀNG INVESTMENT

Địa chỉ: Số 11, đường số 1, khu phố 4, phường Phú Lợi, tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoại: 0902 951 333 – 0908 369 125

Email: info@senvang.net.vn

Thẩm định phòng cháy chữa cháy tại Bình Dương – Thẩm định PCCC tại Bình Dương

Các trường hợp phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy ?

Các công việc doanh nghiệp cần làm về phòng cháy chữa cháy

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan