Danh mục
ToggleTư vấn M&A ( mua bán / sáp nhập ) doanh nghiệp tại Bình Dương
I. Khái niệm về mua bán doanh nghiệp:
Theo các luật sư chuyên về tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thì việc mua bán toàn bộ doanh nghiệp chỉ được áp dụng với những công ty tư nhân, còn những công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu được thực hiện theo cách chuyển nhượng cổ phần và những công ty TNHH thì chuyển nhượng góp vốn tại công ty.
Căn cứ vào Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về bán doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
- Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
- Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
- Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.
Hồ sơ mua bán doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
- Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (có chữ ký của người bán và người mua);
- Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân chủ sở hữu mới của doanh nghiệp;
- Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng.
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
II. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:
1. Khái niệm về sáp nhập doanh nghiệp:
Theo quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014, hình thức sáp nhập doanh nghiệp là một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Có 2 điều cần lưu ý khi sáp nhập một hoặc nhiều công ty với nhau bao gồm:
- Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
- Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
2. Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp:
Theo các luật sư chuyên về tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thì hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Hợp đồng sáp nhập.
- Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập.
- Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.
3. Trình tự thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:
- Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và Điều lệ như quy định.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn ở trên.
- Nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính.
- Nhận kết quả hồ sơ – nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới hoặc Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Đồng thời Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Trên đây là trình tự cơ bản của thủ tục mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SEN VÀNG INVESTMNET
Địa chỉ: Số 11, đường số 1, khu phố 4, Phường Phú Lợi, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Điện thoại: 0908 369 125
Email: info@senvang.net.vn