Các hình thức cho thuê đất? Đặc điểm của hoạt động cho thuê đất?

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của một quốc gia. Vậy, hoạt động cho thuê đất mang những đặc điểm gì?

Căn cứ vào khái niệm Nhà nước cho thuê đất trong Luật đất đai năm 2013, chúng ta có thể thấy hoạt động cho thuê đất của Nhà nước có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về giá trị pháp lý của việc cho thuê đất. Hoạt động cho thuê đất của Nhà nước làm phát sinh quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thông qua hợp đồng. Quyền sử dụng đất phát sinh dựa trên cơ chế thỏa thuận, tự do bày tỏ ý chí của hai bên là Nhà nước và người sử dụng. Do đó, quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng trong thuê đất thể hiện tính bình đẳng hơn so với hoạt động giao đất.

Thứ hai, về quan hệ chủ thể.  Hoạt động cho thuê của Nhà nước phát sinh giữa Nhà nước và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất. mặc dù hoạt động cho thuê đất của Nhà nước được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng, song do Nhà nước  vừa là tổ chức quyền lực chính trị vừa là người đại diện chủ sở hữu đất đai, nên ở một chừng mực nhất định, hoạt động cho thuê đất vẫn mang tính chất quyền lực Nhà nước.

Thứ ba, về đối tượng quan hệ thuê đất. Đối tượng được Nhà nước cho thuê đất bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất.

Sự mở rộng đối tượng so với hình thức Nhà nước giao đất cho thấy hình thức thuê đất thì mọi đối tượng sử dụng đất dường như có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận thị trường đất đai khi có nhu cầu sử dụng đất.

Thứ tư, về nghĩa vụ tài chính. Nếu trong hoạt động giao đất có những đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất và có những đối tượng không phải nộp tiền sử dụng đất thì trong hoạt động cho thuê đất thì người sử dụng đất luôn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê đất cho Nhà nước. 

 

5/5 - (17 bình chọn)

Bài viết liên quan